Giỏ hàng
0VNĐ
[gtranslate]

Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng

Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng được Phụ tùng xe nâng An Phát Cung cấp máy phát điện xe nâng Komatsu, Toyota, TCM, Mitsubishi, Hyster, BT, Yale, Clark, Daewoo, Doosan, Huynhdai, Still, Linde, Jungheinrich, Tailift, Hangcha,. uy tín, bảo hành, chất lượng.

Máy phát điện xe nâng là gì?

–  Máy phát điện xe nâng (Dinamo xe nâng) là một thiết bị điện quan trọng được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe nâng điện hiện nay. Với khả năng tích trữ điện lớn mà máy phát điện xe nâng thường được thiết kế riêng để sạc và cung cấp năng lượng đến các thiết bị điện như motor khởi động, đèn xe nâng, đồng hồ hiển thị và bảng điều khiển xe nâng,.

–  Hoạt động của máy phát điện xe nâng giúp hệ thống điện vận hành ổn định kể cả các điều kiện làm việc khó khăn. Giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề về điện yếu và hiệu suất trong quá trình làm việc. Đồng thời, tiết kiệm năng lượng tối ưu do máy phát chỉ sử dụng và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết trong mỗi lần hoạt động.

máy phát điện xe nâng - dinamo xe nâng
Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng

Cấu tạo chi tiết của máy phát điện xe nâng

Máy phát điện được xem như trái tim của xe nâng, đây là thiết bị điện có cấu tạo rất phức tạp và tinh vi với nhiều chi tiết cấu tạo thành. Bề ngoài máy phát điện xe nâng có hình dạng tương đối nhỏ như xét về các tính năng quan trọng thì thiết bị không hề kém cạnh so với các phụ tùng khác, có thể cung cấp, thích trữ và nạp năng lượng cho hầu hết các phụ tùng điện có mặt trên xe nâng hàng.

Cấu tạo của máy phát điện xe nâng gồm các chi tiết sau:

+ Thân vỏ máy phát điện

+ Puly

+ Vòng bi

+ Rotor

+ Startor

+ Bộ chỉnh lưu

+ Bộ điều áp

+ Chổi than và cổ góp

Cấu tạo của máy phát điện xe nâng
Cấu tạo của máy phát điện xe nâng

Đi vào chi tiết hơn về cấu tạo máy phát điện xe nâng, có thể thấy:

Puly truyền chuyển động quay động cơ thông đến máy phát qua dây đai.

+ Thân vỏ máy phát điện: là thiết bị bao bọc trên ngoài và chiếm phần lớn diện tích của bề mặt máy phát. Lớp vỏ này thường được chế tạo từ hợp kim nhôm cứng cáp, mang lại độ bền và độ tản nhiệt hiệu quả khi sử dụng. Thiết kế của vỏ máy phát điện, cho phép nó vừa bảo vệ hiệu quả các chi tiết nhỏ bên trong vừa tăng tuổi thọ của hệ thống.

+ Ở trung tâm của máy phát điện là rotor: Là lõi nam châm, được chế tạo từ những cuộn dây đồng chắc chắn quấn quanh một lõi thép chịu lực. Thiết bị này có chức năng sinh ra từ trường biến thiên để tạo ra lực điện trường trong cuộn dây.

Cuộn dây được quấn xung quanh 6 cặp lõi cực với 12 cực từ và lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào roto tăng dần, nên cũng sẽ sinh ra nhiệt. Tùy thuộc vào mỗi loại máy phát xe nâng mà chúng có thể trang bị thêm quạt gió đồng trục với rotor hoặc chỉ cần thiết kế vỏ bên ngoài tản nhiệt tốt.

Xung quanh rotor là startor với các cuộn dây điện được sắp xếp một cách tinh vi, tạo nên từ trường mạnh mẽ để chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng. Startor có cấu tạo gồm có lõi và cuộn dây được đặt trong khung phía trước.

Vì startor tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ một bộ phận nào khác trong máy phát điện xoay chiều. Nên người ta sử dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây.

Trục quay được kết nối với hệ thống truyền động của động cơ thông qua dây đai hoặc xích, giúp rotor quay với tốc độ cao và ổn định. Các cọc từ trên rotor sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều thông qua sự chuyển động của từ trường, được điều tiết bởi bộ chỉnh lưu.

+ Bộ điều chỉnh điện áp: Là bộ phận cốt lõi của máy phát điện, thiết bị có chức năng cân bằng và kiểm soát chặt chẽ dòng điện được sinh ra, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định và phù hợp cho toàn bộ hệ thống điện của xe nâng.

+ Bộ chỉnh lưu: Có cấu tạo gồm các diode bán dẫn chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều. Thiết bị thường được gắn chặt trên cụm rotor hoặc startor của máy phát điện, bộ chỉnh lưu đảm bảo rằng nguồn điện được cung cấp một cách ổn định, đáp ứng chính xác những nhu cầu của hệ thống điện trên xe nâng, từ việc sạc ắc quy cho đến vận hành các thiết bị điện phức tạp.

Chổi than và cổ góp là các phụ tùng nhỏ có mặt trong máy phát điện xe nâng, được làm từ graphit kim loại, được sử dụng để giảm điện trở tiếp xúc và đồng thời chống lại sự ăn mòn và hao mòn của trong quá trình máy phát điện xe nâng vận hành.

Nguyên lý hoạt động:

Máy phát điện xe nâng hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi động cơ xe khởi động, trục rôto được truyền chuyển động quay từ động cơ thông qua hệ thống dây đai, tạo ra một chuyển động quay liên tục và ổn định. Trong lòng máy phát điện, các cuộn dây được quấn quanh lõi thép của rotor tạo nên một từ trường mạnh mẽ, được kích hoạt bởi dòng điện của ắc quy.

Khi rotor quay với tốc độ cao, từ trường của nó cắt ngang qua các cuộn dây starto, sinh ra dòng điện xoay chiều. Ngay lập tức, bộ chỉnh lưu với hệ thống diode sẽ chuyển đổi dòng điện xoay chiều phức tạp này thành dòng điện một chiều ổn định. Bộ điều chỉnh điện áp làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ mức điện áp, đảm bảo nguồn điện luôn ở mức phù hợp để sạc ắc quy và cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống xe nâng.

Sản phẩm máy phát điện xe nâng tại An Phát

STTMiêu tảHiệuModel/ EngineMã sốĐiện áp/ Ampe
1Máy phátISUZU4JG2Z-8-94338-096-012V, 35A
2Máy phátISUZU6BG1Z-1-81200-365-024V, 25A
3Máy phát quạt ngoàiISUZUC240PKJZ-5-81200-328-112V, 40A
4Máy phát  có bơmISUZU6BB1/ 6BD1/ 6BG1Z-1-81200-236-024V, 50A
5Máy phát không bơmMITSUBISHIS6S, S6EAG-32A68-06800
6Máy phát có bơmMITSUBISHIS6S, S6E32A68-00200
7Máy phát 1pulyNISSANTD27A-32100-7T40312V, 60A
8Máy phát 2 pulyNISSANTD27A-23100-7T40312V, 60A
9Máy phátNISSANH15, H20, H25N-23100-FF11012V, 35A
10Máy phátNISSANH20-IIN-23100-50K1012V, 35A
11Máy phátNISSANK15, K21, K25N-23100-FU41012V, 35A
12Máy phátTOYOTA2Z, 1DZ, 1Z, 2J, 13Z, 11Z27060-78305-7112V, 50A
13Máy phátTOYOTA2Z, 1DZ27060-78203-7112V, 50A
14Máy phátTOYOTA4Y, 5K, 4P27060-78003-7112V, 35A
15Máy phátTOYOTA4Y, 5K27060-78158-7112V, 50K
16Máy phátYANMAR4D94EYM129930-7721012V, 40A
17Máy phátYANMAR4D94LEYM129930-7721212V, 40A
18Máy phátYANMAR4TNV94YM129900-7721112V, 40A
19Máy phátKOMATSU6D95L600-821-385024V, 20A
20Máy phátKOMATSU6D102600-861-341124V, 35A
21Máy phátMITSUBISHIS4S, 4DQ734468-2820012V, 35A
22Máy phátLINDEH30 PERKINS2871A16112V, 70A
23Máy phátDEUTZ1011, 201112V, 55A
24Máy phátDAEWOODB3312V
25Máy phátHUYNDAID4BB12V, 65A
26Máy phátXINCHAI490BPG490B-5200014V, 500W
27Máy phátXINCHAICA49814V, 61A

Những hư hỏng máy phát điện xe nâng thường xảy ra

Trước khi xem máy phát hỏng cần kiểm tra các sự cố khác trong hệ thống sạc có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy phát điện như đầu nối, cáp, ắc quy hoặc mạch bên trong. Dưới đây là những trường hợp hư hỏng phổ biến xảy ra trê máy phát:

Chổi than tiếp xúc không tốt: do bị oxy hóa hoặc bị dính đầu vào vòng tiếp xúc làm cho cổ góp bị mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than,. Như vậy, sẽ làm tăng điện trở mạch kích máy phát điện làm giảm cường độ của dòng kích và làm cho công suất máy phát giảm xuống.

Cuộn kích chạm max: thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc sẽ làm cho từ thông giảm xuống. Do vậy, điện áp sẽ nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các động cơ khác.

Cuộn kích bị ngắn mạch cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy phát điện khi hoạt động.

Khi cuộn kích bị đứt: khi bị đứt cuộn kích thì trong cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3-4V do từ dư của roto cảm ứng gây ra. Khi đó, máy phát điện sẽ không đủ cung cấp hết năng lượng điện cho các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.

máy phát điện xe nâng - dinamo xe nâng
Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng

Cuộn kích bị ngắn mạch cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy phát điện khi hoạt động.

Cuộn Stato bị đứt: nếu đứt một phan còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp làm cho điện trở cuộn dây stato tăng lên khi đó điện áp tăng sẽ có thể làm chọc thửng diode chỉnh lưu. Trong trường hợp bị đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và máy phát không làm việc.

Cuộn stato bị chạm max: có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra.hiện tượng này làm giảm công suất của máy phát điện.

Bộ tiết chế máy phát bị hỏng: toàn bộ hoạt động của máy phát điện cũng gặp trục trặc. Do đó, nếu bộ phận này bị hỏng, gặp vấn đề thì toàn bộ hoạt động của máy phát điện cũng gặp trục trặc.

Thời điểm nên thay thế máy phát điện xe nâng

Máy phát điện xe nâng là phụ tùng quan trọng nên cũng rất ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Do đó, muốn thay mới một máy phát điện xe nâng khách hàng nên phụ thuộc vào các tình trạng sử dụng chung trong máy để việc thay mới được hiệu quả hơn.

Dù ít hư hỏng nhưng máy phát điện xe nâng vẫn không tránh khỏi các sự cố hư hỏng thường gặp như giảm hiệu suất cung cấp năng lượng hay điện yếu, ảnh hưởng đến chức năng khởi động và vận hành của xe nâng.

Máy phát điện xe nâng chính hãng
Máy phát điện xe nâng chính hãng

Tuy nhiên đây chưa phải là nguyên nhân mà khách hàng nên thay mới máy phát điện xe nâng. Bởi các sự cố nhỏ trên có thể khắc phục hiệu quả khi phát hiện sớm. Một đặc điểm mà khách hàng nên lưu ý khi sử dụng máy phát điện xe nâng là tuổi thọ trung bình của máy phát kéo dài từ 5.000 – 10.000 giờ. Nếu xe nâng sử dụng lâu hơn thời gian này, nên được kiểm tra và thay thế.

Ngoài ra, máy phát điện xe nâng đã sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn gặp vấn đề hay các bộ phận quan trọng của máy phát bị hư hỏng nghiêm trọng thì xem xét đến việc thay mới nhanh chóng là biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo xe nâng vận hành ổn định hơn.

Hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện xe nâng đơn giản hiệu quả

Máy phát điện xe nâng vận hành thường xuyên sẽ dễ phát sinh các bụi bẩn xung quanh làm nó hoạt động không hiệu quả và dễ bị hư hỏng. Để ngăn chặn điều đó thì các công tác kiểm tra và bảo dưỡng nên được tiến hành định kỳ để hạn chế sự hư hỏng từ máy phát điện xe nâng.

Các bước kiểm tra và bảo dưởng máy phát điện xe nâng, khách hàng nên thực hiện theo trình tự các bước để quy trình được bảo đảm hiệu quả.

Kiểm tra dây đai truyền động: Tần suất kiểm tra của thiết bị này được khuyến cáo là từ 200 – 300 giờ làm việc. Kiểm tra cơ cấu bề mặt của dây đai có dấu hiệu hao mòn hay không, kiểm tra độ căng của dây. Kết quả kiểm tra chưa phù hợp thì nên thực hiện thay mới dây đai ngay lập tức.

Máy phát điện xe nâng giá tốt
Máy phát điện xe nâng giá tốt

Vệ sinh và làm sạch máy phát điện: Khuyến cáo nên được thực hiện mỗi 3-6 tháng một lần để đảm bảo máy phát điện được làm sạch hiệu quả. Vệ sinh các bụi bẩn từ các khe hở và khe thông gió trên máy phát điện. Loại bỏ các tạp chất bám kín trên máy phát.

Kiểm tra và làm sạch các đầu nối điện: Định kỳ kiểm tra các dây cáp và mạch điện, kiểm tra các mối nối, vệ sinh đầu nối điện bằng các dụng cụ chuyên dụng, bôi mỡ dẫn điện để hạn chế oxy hóa.

Kiểm tra hoạt động của máy phát điện: Bao gồm trạng thái vận hành của máy phát điện, để ý tiếng ồn và bất cứ âm thanh nào mà máy phát ra. Kiểm tra luôn nhiệt độ của máy phát điện khi đã tắt, nếu máy quá nóng, có thể do quạt thông gió bị cản trở hoặc máy làm việc quá tải.

Kinh nghiệm chọn mua máy phát điện xe nâng đáp ứng nhu cầu

  • Phù hợp hiệu xe nâng và model đang sử dụng.
  • Phù hợp kích thước thông phù hợp và thông số kỹ thuật gồm điện áp, ampe, công suất.
  • Sản phẩm máy phát điện xe nâng chất lượng có bảo hành.

Các sản phẩm máy phát xe nâng – Dinamo xe nâng công ty chúng tôi cung cấp: Toyota, Komatsu, Mitsubishi TCM, Nisan, Hyster,. Sản phẩm công ty chúng cam kết chất lượng, được bảo hành hoàn trả nếu hàng hóa gặp sử cố hư hỏng, hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt giao hàng miễn phí.

Công ty TNHH TM DV Thiết Bị Kỹ Thuật An Phát chuyên cung cấp phụ tùng xe nâng nhập khẩu từ Bỉ Châu Âu, Dịch vụ sửa chữa xe nâng tại TPHCM giá tốt nhất với đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ thuật bài bảng, với kinh nghiệm trên 10  năm trong nghề đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.

Hãy gọi ngay Hotline: 0918 540 602 để được kỹ thuật tư vấn kỹ giúp chọn đúng sản phẩm cho xe của mình vận hành bền bỉ hơn.

Thông tin liên hệ:

Công Ty TNHH TM DV Thiết Bị Kỹ Thuật An Phát

Địa Chỉ: 5/14 Hạnh Thông, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM

Điện Thoại: 0918 540 602

Website: https://phutungxenang.com/

Facebook: facebook.com/phutungxenanganphatTotalSouce/

Xem thêm
Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng được Phụ tùng xe nâng An Phát Cung cấp máy phát điện xe nâng Komatsu, Toyota, TCM, Mitsubishi, Hyster, BT, Yale, Clark, Daewoo, Doosan, Huynhdai, Still, Linde, Jungheinrich, Tailift, Hangcha,. uy tín, bảo hành, chất lượng. Máy phát điện xe nâng là gì? –  Máy phát điện xe nâng (Dinamo xe nâng) là một thiết bị điện quan trọng được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe nâng điện hiện nay. Với khả năng tích trữ điện lớn mà máy phát điện xe nâng thường được thiết kế riêng để sạc và cung cấp năng lượng đến các thiết bị điện như motor khởi động, đèn xe nâng, đồng hồ hiển thị và bảng điều khiển xe nâng,. –  Hoạt động của máy phát điện xe nâng giúp hệ thống điện vận hành ổn định kể cả các điều kiện làm việc khó khăn. Giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề về điện yếu và hiệu suất trong quá trình làm việc. Đồng thời, tiết kiệm năng lượng tối ưu do máy phát chỉ sử dụng và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết trong mỗi lần hoạt động. Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng Cấu tạo chi tiết của máy phát điện xe nâng Máy phát điện được xem như trái tim của xe nâng, đây là thiết bị điện có cấu tạo rất phức tạp và tinh vi với nhiều chi tiết cấu tạo thành. Bề ngoài máy phát điện xe nâng có hình dạng tương đối nhỏ như xét về các tính năng quan trọng thì thiết bị không hề kém cạnh so với các phụ tùng khác, có thể cung cấp, thích trữ và nạp năng lượng cho hầu hết các phụ tùng điện có mặt trên xe nâng hàng. Cấu tạo của máy phát điện xe nâng gồm các chi tiết sau: + Thân vỏ máy phát điện + Puly + Vòng bi + Rotor + Startor + Bộ chỉnh lưu + Bộ điều áp + Chổi than và cổ góp Cấu tạo của máy phát điện xe nâng Đi vào chi tiết hơn về cấu tạo máy phát điện xe nâng, có thể thấy: Puly truyền chuyển động quay động cơ thông đến máy phát qua dây đai. + Thân vỏ máy phát điện: là thiết bị bao bọc trên ngoài và chiếm phần lớn diện tích của bề mặt máy phát. Lớp vỏ này thường được chế tạo từ hợp kim nhôm cứng cáp, mang lại độ bền và độ tản nhiệt hiệu quả khi sử dụng. Thiết kế của vỏ máy phát điện, cho phép nó vừa bảo vệ hiệu quả các chi tiết nhỏ bên trong vừa tăng tuổi thọ của hệ thống. + Ở trung tâm của máy phát điện là rotor: Là lõi nam châm, được chế tạo từ những cuộn dây đồng chắc chắn quấn quanh một lõi thép chịu lực. Thiết bị này có chức năng sinh ra từ trường biến thiên để tạo ra lực điện trường trong cuộn dây. Cuộn dây được quấn xung quanh 6 cặp lõi cực với 12 cực từ và lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào roto tăng dần, nên cũng sẽ sinh ra nhiệt. Tùy thuộc vào mỗi loại máy phát xe nâng mà chúng có thể trang bị thêm quạt gió đồng trục với rotor hoặc chỉ cần thiết kế vỏ bên ngoài tản nhiệt tốt. Xung quanh rotor là startor với các cuộn dây điện được sắp xếp một cách tinh vi, tạo nên từ trường mạnh mẽ để chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng. Startor có cấu tạo gồm có lõi và cuộn dây được đặt trong khung phía trước. Vì startor tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ một bộ phận nào khác trong máy phát điện xoay chiều. Nên người ta sử dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây. Trục quay được kết nối với hệ thống truyền động của động cơ thông qua dây đai hoặc xích, giúp rotor quay với tốc độ cao và ổn định. Các cọc từ trên rotor sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều thông qua sự chuyển động của từ trường, được điều tiết bởi bộ chỉnh lưu. + Bộ điều chỉnh điện áp: Là bộ phận cốt lõi của máy phát điện, thiết bị có chức năng cân bằng và kiểm soát chặt chẽ dòng điện được sinh ra, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định và phù hợp cho toàn bộ hệ thống điện của xe nâng. + Bộ chỉnh lưu: Có cấu tạo gồm các diode bán dẫn chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều. Thiết bị thường được gắn chặt trên cụm rotor hoặc startor của máy phát điện, bộ chỉnh lưu đảm bảo rằng nguồn điện được cung cấp một cách ổn định, đáp ứng chính xác những nhu cầu của hệ thống điện trên xe nâng, từ việc sạc ắc quy cho đến vận hành các thiết bị điện phức tạp. Chổi than và cổ góp là các phụ tùng nhỏ có mặt trong máy phát điện xe nâng, được làm từ graphit kim loại, được sử dụng để giảm điện trở tiếp xúc và đồng thời chống lại sự ăn mòn và hao mòn của trong quá trình máy phát điện xe nâng vận hành. Nguyên lý hoạt động: Máy phát điện xe nâng hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi động cơ xe khởi động, trục rôto được truyền chuyển động quay từ động cơ thông qua hệ thống dây đai, tạo ra một chuyển động quay liên tục và ổn định. Trong lòng máy phát điện, các cuộn dây được quấn quanh lõi thép của rotor tạo nên một từ trường mạnh mẽ, được kích hoạt bởi dòng điện của ắc quy. Khi rotor quay với tốc độ cao, từ trường của nó cắt ngang qua các cuộn dây starto, sinh ra dòng điện xoay chiều. Ngay lập tức, bộ chỉnh lưu với hệ thống diode sẽ chuyển đổi dòng điện xoay chiều phức tạp này thành dòng điện một chiều ổn định. Bộ điều chỉnh điện áp làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ mức điện áp, đảm bảo nguồn điện luôn ở mức phù hợp để sạc ắc quy và cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống xe nâng. Sản phẩm máy phát điện xe nâng tại An PhátSTT Miêu tả Hiệu Model/ Engine Mã số Điện áp/ Ampe1 Máy phát ISUZU 4JG2 Z-8-94338-096-0 12V, 35A2 Máy phát ISUZU 6BG1 Z-1-81200-365-0 24V, 25A3 Máy phát quạt ngoài ISUZU C240PKJ Z-5-81200-328-1 12V, 40A4 Máy phát  có bơm ISUZU 6BB1/ 6BD1/ 6BG1 Z-1-81200-236-0 24V, 50A5 Máy phát không bơm MITSUBISHI S6S, S6E AG-32A68-068006 Máy phát có bơm MITSUBISHI S6S, S6E 32A68-002007 Máy phát 1puly NISSAN TD27 A-32100-7T403 12V, 60A8 Máy phát 2 puly NISSAN TD27 A-23100-7T403 12V, 60A9 Máy phát NISSAN H15, H20, H25 N-23100-FF110 12V, 35A10 Máy phát NISSAN H20-II N-23100-50K10 12V, 35A11 Máy phát NISSAN K15, K21, K25 N-23100-FU410 12V, 35A12 Máy phát TOYOTA 2Z, 1DZ, 1Z, 2J, 13Z, 11Z 27060-78305-71 12V, 50A13 Máy phát TOYOTA 2Z, 1DZ 27060-78203-71 12V, 50A14 Máy phát TOYOTA 4Y, 5K, 4P 27060-78003-71 12V, 35A15 Máy phát TOYOTA 4Y, 5K 27060-78158-71 12V, 50K16 Máy phát YANMAR 4D94E YM129930-77210 12V, 40A17 Máy phát YANMAR 4D94LE YM129930-77212 12V, 40A18 Máy phát YANMAR 4TNV94 YM129900-77211 12V, 40A19 Máy phát KOMATSU 6D95L 600-821-3850 24V, 20A20 Máy phát KOMATSU 6D102 600-861-3411 24V, 35A21 Máy phát MITSUBISHI S4S, 4DQ7 34468-28200 12V, 35A22 Máy phát LINDE H30 PERKINS 2871A161 12V, 70A23 Máy phát DEUTZ 1011, 201112V, 55A24 Máy phát DAEWOO DB3312V25 Máy phát HUYNDAI D4BB12V, 65A26 Máy phát XINCHAI 490BPG 490B-52000 14V, 500W27 Máy phát XINCHAI CA49814V, 61ANhững hư hỏng máy phát điện xe nâng thường xảy ra Trước khi xem máy phát hỏng cần kiểm tra các sự cố khác trong hệ thống sạc có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy phát điện như đầu nối, cáp, ắc quy hoặc mạch bên trong. Dưới đây là những trường hợp hư hỏng phổ biến xảy ra trê máy phát: Chổi than tiếp xúc không tốt: do bị oxy hóa hoặc bị dính đầu vào vòng tiếp xúc làm cho cổ góp bị mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than,. Như vậy, sẽ làm tăng điện trở mạch kích máy phát điện làm giảm cường độ của dòng kích và làm cho công suất máy phát giảm xuống. Cuộn kích chạm max: thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc sẽ làm cho từ thông giảm xuống. Do vậy, điện áp sẽ nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các động cơ khác. Cuộn kích bị ngắn mạch cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy phát điện khi hoạt động. Khi cuộn kích bị đứt: khi bị đứt cuộn kích thì trong cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3-4V do từ dư của roto cảm ứng gây ra. Khi đó, máy phát điện sẽ không đủ cung cấp hết năng lượng điện cho các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động. Máy phát điện xe nâng – Dinamo xe nâng Cuộn kích bị ngắn mạch cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy phát điện khi hoạt động. Cuộn Stato bị đứt: nếu đứt một phan còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp làm cho điện trở cuộn dây stato tăng lên khi đó điện áp tăng sẽ có thể làm chọc thửng diode chỉnh lưu. Trong trường hợp bị đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và máy phát không làm việc. Cuộn stato bị chạm max: có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra.hiện tượng này làm giảm công suất của máy phát điện. Bộ tiết chế máy phát bị hỏng: toàn bộ hoạt động của máy phát điện cũng gặp trục trặc. Do đó, nếu bộ phận này bị hỏng, gặp vấn đề thì toàn bộ hoạt động của máy phát điện cũng gặp trục trặc. Thời điểm nên thay thế máy phát điện xe nâng Máy phát điện xe nâng là phụ tùng quan trọng nên cũng rất ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Do đó, muốn thay mới một máy phát điện xe nâng khách hàng nên phụ thuộc vào các tình trạng sử dụng chung trong máy để việc thay mới được hiệu quả hơn. Dù ít hư hỏng nhưng máy phát điện xe nâng vẫn không tránh khỏi các sự cố hư hỏng thường gặp như giảm hiệu suất cung cấp năng lượng hay điện yếu, ảnh hưởng đến chức năng khởi động và vận hành của xe nâng. Máy phát điện xe nâng chính hãng Tuy nhiên đây chưa phải là nguyên nhân mà khách hàng nên thay mới máy phát điện xe nâng. Bởi các sự cố nhỏ trên có thể khắc phục hiệu quả khi phát hiện sớm. Một đặc điểm mà khách hàng nên lưu ý khi sử dụng máy phát điện xe nâng là tuổi thọ trung bình của máy phát kéo dài từ 5.000 – 10.000 giờ. Nếu xe nâng sử dụng lâu hơn thời gian này, nên được kiểm tra và thay thế. Ngoài ra, máy phát điện xe nâng đã sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn gặp vấn đề hay các bộ phận quan trọng của máy phát bị hư hỏng nghiêm trọng thì xem xét đến việc thay mới nhanh chóng là biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo xe nâng vận hành ổn định hơn. Hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện xe nâng đơn giản hiệu quả Máy phát điện xe nâng vận hành thường xuyên sẽ dễ phát sinh các bụi bẩn xung quanh làm nó hoạt động không hiệu quả và dễ bị hư hỏng. Để ngăn chặn điều đó thì các công tác kiểm tra và bảo dưỡng nên được tiến hành định kỳ để hạn chế sự hư hỏng từ máy phát điện xe nâng. Các bước kiểm tra và bảo dưởng máy phát điện xe nâng, khách hàng nên thực hiện theo trình tự các bước để quy trình được bảo đảm hiệu quả. Kiểm tra dây đai truyền động: Tần suất kiểm tra của thiết bị này được khuyến cáo là từ 200 – 300 giờ làm việc. Kiểm tra cơ cấu bề mặt của dây đai có dấu hiệu hao mòn hay không, kiểm tra độ căng của dây. Kết quả kiểm tra chưa phù hợp thì nên thực hiện thay mới dây đai ngay lập tức. Máy phát điện xe nâng giá tốt Vệ sinh và làm sạch máy phát điện: Khuyến cáo nên được thực hiện mỗi 3-6 tháng một lần để đảm bảo máy phát điện được làm sạch hiệu quả. Vệ sinh các bụi bẩn từ các khe hở và khe thông gió trên máy phát điện. Loại bỏ các tạp chất bám kín trên máy phát. Kiểm tra và làm sạch các đầu nối điện: Định kỳ kiểm tra các dây cáp và mạch điện, kiểm tra các mối nối, vệ sinh đầu nối điện bằng các dụng cụ chuyên dụng, bôi mỡ dẫn điện để hạn chế oxy hóa. Kiểm tra hoạt động của máy phát điện: Bao gồm trạng thái vận hành của máy phát điện, để ý tiếng ồn và bất cứ âm thanh nào mà máy phát ra. Kiểm tra luôn nhiệt độ của máy phát điện khi đã tắt, nếu máy quá nóng, có thể do quạt thông gió bị cản trở hoặc máy làm việc quá tải. Kinh nghiệm chọn mua máy phát điện xe nâng đáp ứng nhu cầuPhù hợp hiệu xe nâng và model đang sử dụng. Phù hợp kích thước thông phù hợp và thông số kỹ thuật gồm điện áp, ampe, công suất. Sản phẩm máy phát điện xe nâng chất lượng có bảo hành.Các sản phẩm máy phát xe nâng – Dinamo xe nâng công ty chúng tôi cung cấp: Toyota, Komatsu, Mitsubishi TCM, Nisan, Hyster,. Sản phẩm công ty chúng cam kết chất lượng, được bảo hành hoàn trả nếu hàng hóa gặp sử cố hư hỏng, hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt giao hàng miễn phí. Công ty TNHH TM DV Thiết Bị Kỹ Thuật An Phát chuyên cung cấp phụ tùng xe nâng nhập khẩu từ Bỉ Châu Âu, Dịch vụ sửa chữa xe nâng tại TPHCM giá tốt nhất với đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ thuật bài bảng, với kinh nghiệm trên 10  năm trong nghề đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Hãy gọi ngay Hotline: 0918 540 602 để được kỹ thuật tư vấn kỹ giúp chọn đúng sản phẩm cho xe của mình vận hành bền bỉ hơn. Thông tin liên hệ: Công Ty TNHH TM DV Thiết Bị Kỹ Thuật An Phát Địa Chỉ: 5/14 Hạnh Thông, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM Điện Thoại: 0918 540 602 Website: https://phutungxenang.com/ Facebook: facebook.com/phutungxenanganphatTotalSouce/
091 854 0602
error: Content is protected !!