Top 4 cảnh báo hư hỏng của bơm tay xe nâng dầu giúp khách hàng dễ dàng trong việc nhận biết các sự cố của bơm tay, Không bỏ qua các hư hỏng để tiếp tục sử dụng sẽ mang cơ hội lớn để khách sửa chữa bơm tay xe nâng hiệu quả, giúp hạn chế được phần nào chi phí và thời gian chết của xe nâng dầu.

Cấu tạo chi tiết của bơm tay xe nâng
Khác với các loại bơm thủy lực hay bơm hộp số, bơm tay xe nâng là một loại bơm nhỏ, chủ yếu được sử dụng trên các dòng xe nâng dầu để kích áp suất, hỗ trợ cho các hoạt động vận chuyển đến bơm cao áp, từ đó có thể giúp xe nâng hoạt động một cách hiệu quả.
Thành phần chính của bơm tay xe nâng
Bơm tay xe nâng bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
Xilanh thủy lực: Là bộ phận chính, nơi chứa dầu, đồng thời tạo áp suất để nâng hạ hàng hóa trong mỗi chu trình nó được kích nhấn và làm việc.
Piston bơm: Có chức năng không kém phần quan trọng khi nó luôn di chuyển lên xuống để đẩy dầu thủy lực vào xilanh, tạo lực nâng cần thiết để nâng hạ hàng hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Van xả: Kiểm soát lượng dầu chảy vào và ra khỏi xilanh, nhờ đó mà lưu lượng dầu được lưu thông ổn định đến các thiết bị khác, giúp hạ càng xe một cách an toàn.
Cần bơm tay: Bộ phận giúp người vận hành tiếp cận và thực hiện thao tác bơm dầu vào xilanh dễ dàng.
Lò xo hồi: Hỗ trợ đưa piston trở về vị trí ban đầu sau mỗi lần bơm.
Gioăng phớt: Được trang bị trên một số vị trí nhất định, đặc biệt gần các khu vực chứa dầu bơm để đảm bảo độ kín khít, ngăn chặn rò rỉ dầu khi mà áp suất dầu có sự biến đổi hoặc chảy ra khỏi xilanh.
Ống dẫn dầu: Thực hiện dẫn dầu từ bơm tay vào hệ thống thủy lực của xe nâng.
Các bộ phận cấu tạo của bơm tay xe nâng là một khối thống nhất chặt chẽ với nhau, để đảm bảo quá trình nâng hạ diễn ra một cách ổn định và hiệu quả.

Nguyên lý làm việc của bơm dầu tay xe nâng
Bơm dầu tay xe nâng hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực, bằng cách sử dụng lực tay để nhấn bơm tạo áp suất dầu trong hệ thống, từ đó giúp xe nâng thực hiện thao tác nâng hạ hàng hóa.
Quá trình nâng hàng
Khi người vận hành kéo cần bơm tay xuống, piston bơm sẽ di chuyển, tạo áp lực đẩy dầu đi vào xilanh thủy lực. Lượng dầu vào này làm tăng áp suất bên trong xilanh, đẩy piston xilanh lên, đồng thời nâng càng xe và hàng hóa lên theo.
Quá trình này tiếp tục lặp lại mỗi khi người vận hành bơm tay, giúp càng xe nâng lên đến độ cao mà người lái mong muốn.
Quá trình hạ hàng
Khi cần hạ càng xe, người vận hành nhả van xả.
Van xả mở ra, cho phép dầu thủy lực chảy ngược lại vào bể chứa trong bơm.
Khi áp suất trong xi lanh giảm, piston xilanh từ từ hạ xuống, kéo theo càng xe và hàng hóa xuống một cách an toàn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bơm tay xe nâng
Chất lượng dầu thủy lực: Nếu dầu bị nhiễm bẩn hoặc quá cũ, hiệu suất bơm sẽ giảm.
Tình trạng gioăng phớt: Nếu gioăng bị mòn hoặc rách, dầu có thể bị rò rỉ, gây mất áp suất.
Bơm tay bị kẹt: Có thể do bụi bẩn hoặc lò xo hồi yếu, làm cho bơm hoạt động không hiệu quả.
Việc hiểu rõ nguyên lý hoạt động của bơm tay xe nâng giúp người dùng vận hành xe nâng hiệu quả hơn, đồng thời có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.
Trường hợp hư hỏng bơm dầu tay xe nâng thường gặp
Bơm dầu tay xe nâng là bộ phận quan trọng giúp thực hiện quá trình nâng hạ hàng hóa một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, hệ thống này có thể gặp phải một số hư hỏng phổ biến, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Dưới đây là những lỗi thường gặp và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Bơm hỏng không nâng được hàng hoặc khả năng nâng yếu, nguyên nhân của việc này là do thiếu dầu thủy lực, van một chiều bị kẹt hoặc piston bơm dầu bị rò rỉ. Tình trạng này tương đối nghiêm trọng và có thể được khắc phục bằng cách kiểm tra mức dầu, vệ sinh hoặc thay thế các van và piston nếu cần.
Ngoài ra, xe nâng cũng có thể gặp tình trạng không hạ được càng nâng, đó là do van xả bị kẹt hoặc lò xo hồi bị hỏng. Trong trường hợp gặp phải lỗi này, điều mà bạn cần làm là vệ sinh van xả và kiểm tra lò xo để thay thế nếu cần thiết.
Một vấn đề thường hay gặp phải là bơm tay bị rò rỉ, nguyên nhân thường do phớt dầu, ron cao su hoặc ống dẫn dầu bị hỏng. Cách xử lý là thay thế các bộ phận bị mòn và siết chặt lại các mối nối để ngăn chặn rò rỉ.
Xe nâng sử dụng bơm tay thì bạn không thể tránh tình trạng tay bơm nặng nhấn. Lúc này hãy kiểm tra dầu, vệ sinh piston và thay thế lò xo nếu cần. Để tránh các lỗi này, nên bảo trì định kỳ và kiểm tra dầu thủy lực thường xuyên. Nếu sự cố nghiêm trọng, nên liên hệ kỹ thuật viên để sửa chữa kịp thời.

Phục hồi hiệu suất bơm tay xe nâng dầu bằng cách bảo dưỡng định kỳ
Việc kiểm tra và thay dầu thủy lực thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu dầu hoặc dầu bẩn, đảm bảo hệ thống bơm hoạt động trơn tru. Ngoài ra, cần vệ sinh và kiểm tra van một chiều, van xả để tránh tắc nghẽn, đồng thời thay thế phớt dầu, ron cao su nếu có dấu hiệu rò rỉ.
Khi phát hiện cần bơm hoạt động nặng hoặc xe không nâng hạ được, cần kiểm tra piston, lò xo và các bộ phận liên quan để kịp thời sửa chữa xe nâng. Bảo dưỡng định kỳ không chỉ giúp phục hồi hiệu suất bơm tay mà còn kéo dài tuổi thọ xe nâng, giảm thiểu hư hỏng và đảm bảo an toàn khi vận hành.
Thay mới bơm tay xe nâng chính hãng giá tốt tại An Phát
Nhu cầu mua bơm tay xe nâng tăng cao vào các thời điểm xe nâng bảo dưỡng – bảo trì làm giá bơm tay xe nâng dầu tăng theo. Tuy nhiên, tại An Phát luôn bình ổn giá phụ tùng xe nâng cho khách hàng sử dụng và thay mới bất kỳ lúc nào.
Khách chỉ cần cung cấp thông tin bơm tay xe nâng cho kỹ thuật viên An Phát qua hotline 0918 540 602, chúng tôi sẽ kiểm tra và báo giá chi tiết sớm nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH TM DV Thiết Bị Kỹ Thuật An Phát
Địa Chỉ: 5/14 Hạnh Thông, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM
Điện Thoại: 0918 540 602
Website: https://phutungxenang.com/
Email: hieu.vo@phutungxenang.com